Đồng hồ đeo tay là một kiệt tác của những nhà thiết kế vĩ đại, họ đã chế tác ra những chiếc đồng hồ không chỉ để đếm giờ một cách chính xác mà còn mang lại niềm tự hào cho những ai sở hữu nó. Ngoài vẻ đẹp và sự sang trọng, bạn đã thực sự hiểu về chiếc đồng hồ mà mình đang sở hữu?
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ ĐEO TAY DÀNH CHO NGƯỜI ĐAM MÊ
Đồng hồ không chỉ để xem giờ mà còn là vật trang sức và là biểu tượng cho người đeo
Những chiếc đồng hồ đeo tay ngày nay không chỉ để xem giờ, mà còn là vật trang sức cho cả hai phái, là đồ vật biểu trưng rõ nhất cho tính cách và giá trị của người đeo. Tuy nhiên phần lớn trong chúng ta vẫn chỉ có duy nhất một định nghĩa cơ bản như sau: “Đồng hồ là vật đeo trên cổ tay để xem giờ”, mà chưa biết là chúng có những loại nào, đọc hiểu thông số cơ bản ra sao?
Bài viết hôm nay, ĐỒNG HỒ CITOLE VIỆT NAM sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất để có thể thực sự hiểu thế nào là đồng hồ đeo tay.
PHÂN LOẠI ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Hiện tại, đồng hồ đeo tay có 3 loại chính: đồng hồ cơ, đồng hồ Quartz và đồng hồ thông minh (Smartwatch):
Hoạt động bộ máy của một chiếc đồng hồ cơ Seiko
❖ Đồng hồ cơ là loại đồng hồ sử dụng máy chạy bằng dây cót, không có sự tham gia cảu thiết bị điện tử. Bộ máy đồng hồ thường có các loại chân kính như: 17,19,21,23,25. Có 2 loại đồng hồ cơ thông dụng: một là loại lên dây cót bằng tay (Handwinding) và loại còn lại là lên dây tự động (Automatic) – sử dụng chuyển động của cổ tay người đeo để duy trì năng lượng.
Máy Quartz thường được sử dụng bởi những thương hiệu đồng hồ bình dân, điển hình là Daniel Wellington
❖ Đồng hồ Quartz là loại máy đồng hồ chạy bằng xung động từ trường thông qua nguồn năng lượng Pin. Đồng hồ Quartz có 4 loại thông dụng và thường gặp nhất trên thị trường hiện nay là: đồng hồ Quartz chạy kim, đồng hồ quartz kết nối Radio/GPS/Satellite, đồng hồ Quartz kỹ thuật số và đồng hồ Quartz năng lượng ánh sáng.
Ngoài chức năng xem giờ, đồng hồ thông minh có thể hỗ trợ rất nhiều chức năng thông minh khác
❖ Đồng hồ thông minh (Smartwacth): Hiện tại chưa có định nghĩa chính xác nhất về dòng đồng hồ đeo tay này, nhưng có thể hiểu nôm na là loại đồng hồ chạy bằng pin, ngoài chức năng xem giờ còn được trang bị thêm nhiều tính năng hỗ trợ khác như hiển thị tin nhắn, cuộc gọi, kết nối với Samrtphone hay đơn giản chỉ là theo dõi sức khỏe. Về cơ bản, đồng hồ thông minh có 2 loại: kết nối (các hãng đồng hồ truyền thống) và chạy hệ điều hành (các hãng thiết bị di động).
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA MỘT CHIẾC ĐỒNG HỒ
Bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản nhất, không mang nặng tính kỹ thuật để bất kỳ ai cũng có thể năm qua 1 lần đọc nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí vừa đủ để độc giả có thể hiểu về một chiếc đồng hồ.
❁ Bộ máy đồng hồ:
Bộ máy Swiss Movement của thương hiệu A. Lange & Söhne
Nói về một chiếc đồng hồ, thì quan trọng nhất chắc chắn là bộ máy, đây là thành phần có giá trị nhất trong một chiếc đồng hồ. Có 3 dòng máy chính xuất hiện trên thị trường hiện nay: dòng máy cao cấp Thụy Sỹ (Swiss Movement, Swiss Quartz), phổ cập nhất là máy Nhật Bản (Japan Movement, Japan Quartz) và loại rẻ tiền là máy Trung Quốc (China Movement).
❁ Kích thước đồng hồ:
Có 2 cách ghi phổ biến: đo theo đường kính bề mặt (có tính núm hoặc không tính núm) và đo kích thước của vấu dây.
Công thức để chọn kích thước đồng hồ phù hợp với bản thân:
⊹ Chu vi cổ tay / 4.5 = cỡ đồng hồ tối ưu
⊹ Chu vi cổ tay / 4 = cỡ đồng hồ tối đa
⊹ Chu vi cổ tay / 5 = cỡ đồng hồ tối thiểu
Để biết được một chiếc đồng hồ không quá to so với tay của mình thì chúng ta cần xem thông số Lug to Lug (Là thông số của cỡ dây đeo đồng hồ, thường sẽ có các kích thước phổ biến 16mm, 18mm, 20mm, 22mm, 24mm,…) nếu thông số này vượt quá chiều dài bề mặt cổ tay của người đeo thì đeo lên sẽ rất xấu.
❉ Cập nhật những thông tin mới nhất về đồng hồ đeo tay <— Tại đây!
❁ Chất liệu cấu thành của các thành phần đồng hồ như: kính đồng hồ, vỏ đồng hồ và dây đeo.
❖ Kính đồng hồ: là bộ phận không thể thiếu đối với một chiếc đồng hồ đeo tay thông thường và được ví như “người bảo vệ”. Có 4 loại kính đồng hồ thông dụng trên thị trường hiện nay:
1. Kính khoáng (Mineral glass): Có khả năng chống xước nhẹ.
2. Kính cứng (Hardness glass): Chống xước khá.
3. Kính tráng Sapphire (S. Sapphire): Chống xước tốt.
4. Kính Sapphire (Sapphire glass, Sapphire crystal): Chống xước gần như hoàn hảo, thường trang bị ở những đồng hồ cao cấp.
Mặt kính được xem là “người bảo vệ” cho chiếc đồng hồ
Không nhất thiết bạn phải mua đồng hồ bằng kính sapphire vì những đồng hồ trang bị loại kính này thường có giá cao hơn. Kính cứng cũng được trang bị khả năng chống xước trong các hoạt đồng hồ thường ngày rất ổn và nếu xước nhiều quá có thể mang đi đánh bóng lại.
❖ Vỏ đồng hồ: là bộ phận quan trọng hàng đầu của đồng hồ đeo tay. Vỏ đồng hồ đeo tay vừa góp phần tạo nên vẻ đẹp cho đồng hồ đeo tay vừa là bộ phận bảo vệ đồng hồ khỏi những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình va đập,…. Sự phổ biến của các loại vật liệu vỏ đồng hồ căn cứ theo nhu cầu về độ bền, sự quý giá, khả năng chống gỉ, khả năng chống trầy. Và được chia làm các loại vỏ thông dụng như sau:
Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng 24k
1. Vỏ mạ (Base metal) là loại vỏ làm từ thép thường hoặc đồng hoặc Antimol để mạ. Sau 1 -3 năm sử dụng sẽ bị bóng tróc. Đển nhận biết, hãy xem mặt đáy có ghi dòng chữ Stainless Steel Back hoặc Base Metal hay không.
2. Vỏ thép Inox hay thép không gỉ: là loại chất liệu phổ biến nhất được sử dụng hiện nay, ưu điểm của loại vỏ này là bền, chi phí sản xuất rẻ. Để nhận biết loại kính này bằng dòng chữ Stainless Steel hoặc All Steel.
3. Các loại vỏ khác: Vỏ bằng Carbon, bằng gốm, bằng nhôm, bằng Titanium hoặc bằng vàng, thường chri xuất hiện trên các phiên bản đồng hồ siêu cao cấp để tăng gái trị cho đồng hồ.
❖ Dây đeo đồng hồ: là bộ phận không thể thiếu đối với một chiếc đồng hồ đeo tay. Mỗi loại dây đeo đồng hồ sẽ thể hiện một cá tính, phong cách và điểm nhấn khác nhau. Tùy theo tính chất công việc, độ tuổi, màu da,… mà loại dây đeo đồng hồ sẽ phù hợp với từng người. Có các loại dây đeo đồng hồ phổ biến trên thị trường hiện nay như:
1. Dây Inox hay thép không gỉ (Stainless Steel): Bền, không bị oxy hóa hay gỉ.
2. Dây mạ: Là loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng, được mạ bóng. Loại dây này một thời gian sử dụng sẽ bị oxi hóa.
3. Dây hợp kim Titamium: Nhẹ, bền, không oxi hóa.
Dây da đồng hồ được rất nhiều người dùng yêu thích và lựa chọn
3. Dây da: Có nhiều loại, làm từ các loại da khác nhau như dây da đà điểu, cá sấu, kì đà,…
4. Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền và không oxi hóa.
5. Dây nhựa, dây vải, dây cao su: Loại này được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây.
Vừa rồi là những kiến thức cơ bản nhất về đồng hồ đeo tay, dành cho những bạn muốn tìm hiểu về thế giới đồng hồ hay đơn giản là người đang tìm mua một chiếc đồng hồ đeo tay.